Năm giai đoạn rice tối giản

Berry Rice

Khi đang viết Image viewer/media player tối giản về năm giai đoạn rice image viewer, mình nhận ra năm giai đoạn đấy không chỉ có ở riêng việc rice image viewer, nó là của cả việc rice nói chung. Thế nên mình viết bài blog này để đi sâu vào năm giai đoạn rice tối giản.

1. Normie

KDE Rice

Những bé này mới cài Linux, cụ thể là Ubuntu hoặc Ubuntu-based với DE phổ biến như Gnome hoặc KDE. Bé cài một số extensions, theme, icons rồi cảm thấy khá ưng ý với setup của mình, nghĩ rằng mình chắc sẽ chả config thêm cái gì trong máy nữa đâu.

2. Beginner

BSPWM Rice

Sau khi cài Linux các thứ xong, bé newbie đấy chắc cũng phải xem kha kha video về Linux trên Youtube, vì thế mà feed của bé hiện kha khá vid của các Linux Youtuber, bé nhấn vào xem rồi chợt nghe thấy ba chữ "I use Arch" (bốn nếu tính cả "BTW"). Bé backup tất cả mọi thứ và distro-hop sang Arch hoặc một Arch-based distro. Không lâu sau đấy bé khám phá ra r/unixporn, mắt bé sáng lên, bé vội cài BSPWM + Polybar hoặc Hyprland + Waybar và dành 2-3 tuần để rice nó.

Dùng tiling WM là tâm huyết đi theo keyboard workflow, mà keyboard workflow trên Linux thì không thể thiếu terminal.

GUI != Sành điệu
TTY == Hackerman

Họ bắt đầu học cách dùng shell, thay thế hầu hết các app GUI sang app TUI/CLI, thay shell chính sang bất cứ thứ gì khác ngoài Bash, độ prompt với Starship, cài Exa và một số công cụ CLI bằng Rust. Cũng không ngạc nhiên gì nếu thời điểm này họ đã dành cả tháng để học và config NeoVim.

3. Minimalist

Cool Discord Rice HerbstLuftWM Rice

Tiling WM là bloat

Mình từng độ tiling WM rất chăm cho đến khi đọc post này. Ban đầu mình đọc thấy bài viết khá chối... Xong nhận ra là mình thực ra chẳng cần tính năng tiling phức tạp của mấy WM làm gì:

  • Khi mình dùng GUI app bằng chuột, mình luôn để app toàn màn hình.
  • Khi dùng terminal hoặc text editor, mình chỉ muốn tập trung vào cửa sổ mà mình đang gõ và rất hiếm khi cần để nhiều cửa sổ hiện cùng một lúc.
  • Tile 3-4 cửa sổ trên màn hình trông rất là chật chội, cửa sổ nào cũng không đủ to để mình có thể dùng thoải mái. Lợi ích duy nhất của việc tile 3-4 cửa sổ trên màn hình là để dễ dàng di chuột qua lại các cửa sổ để tương tác... nhưng như thế lại đối nghịch với keyboard workflow.

Đến lúc dọn nhà sang floating WM rồi. Có điều là những WM cực kỳ tối giản như SOWMBerry khá là buggy (ít ra là ở thời điểm này) nên đành ngậm ngùi quay lại tiling WM, mình chỉ cần set rule cho mọi cửa sổ tự động float là được.

Bar cũng bloat

*Khịt khịt* mình ngửi thấy mùi bloat, và mùi đó phát ra từ thanh bar. Chuyển sang bar nhẹ hơn như Lemonbar hay thậm chí là biến terminal thành bar không chắc đã khiến mùi bloat hết thum thủm.

Vấn đề là nó chiếm đi không gian quý báu trên màn hình của mình, một khoảng không gian rộng 16 đến 24 pixel trải dài từ đầu này sang đầu kia bị màn hình bị lãng phí vào việc hiển thị: đồng hồ, workspaces, và một số thông tin vớ vẩn mà thật sự mình chả cần check nó liên tục. Không thể chấp nhận được, vứt bar thôi!

Ta có thể chỉ hiện danh sách workspaces và đồng hồ khi chuyển workspace hoặc dùng phím tắt bằng thông báo.

Hoặc đi theo con đường hardcore và bỏ nó hoàn toàn luôn, xem giờ thì xem trên đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường hoặc dùng lệnh date XD. Việc chia workspaces thật sự cũng chả cần thiết lắm khi mình ít tile cửa sổ và toàn để app toàn màn hình, bỏ workspaces luôn đi cho gọn, đỡ phải config, đỡ phải hiển thị.

4. Extreme Minimalist

TTY rice w/ Zellij

WM... là Bloat. Ta cũng có thể gỡ WM và login manager luôn. Dùng full TTY của Linux Kernel và gõ lệnh để mở app... NOWM hoặc [wms] sẽ giúp trải nghiệm đỡ thê thảm hơn khi không có WM.

Nhớ mấy cái TUI/CLI app bà họ cài ở giai đoạn beginner không? Chúng ta nhận ra mình không cần đến 80% trong số đó, thà dùng những công cụ có sẵn trong chuẩn POSIX để script trở nên di động hơn. Rồi thậm chỉ còn bỏ luôn file manager!

Shell prompt giờ chỉ là "$", pwd là ngọn đuốc duy nhất thắp sáng cho ta trong file system.

Rice giờ không chỉ tối giản nữa, nó biến thành cái hố đen rồi. Hiếm kẻ đủ can đảm để đi xa hơn ngưỡng này, nhưng một số huyền vẫn thoại tiếp tục, đặc điểm duy nhất để nhận dạng ra họ là họ làm Linux From Scratch và biết Linux framebuffer là gì.

5. Maximalist

Gnome Rice

Sau một thời kỳ mệt mỏi cầu kì tối giản hóa rice, họ có một cái nhìn khác về sự tối giản. Họ nhận ra rằng dùng DE rất tối giản về mặt thời gian và công sức. DE nói thật cũng không bloat lắm, nó có một số tính năng mà không phải lúc nào mình cũng dùng nhưng có nó thì cũng rất tiện trong những trường hợp cơ nhỡ. Và nếu mình không cài hay config gì mà chỉ sử dụng những thứ mặc định trong máy thì dotfiles của mình sẽ gọn hơn rất nhiều!

Và như thế họ quyết định quay lại cài DE. Nhưng lần này với nhiều kinh nghiệm và kĩ năng, rice của họ chất lượng hơn bao giờ hết. Họ thậm chí còn cài thêm nhiều tính năng màu mè hơn, cá tính hơn, đi ngược lại hoàn toàn sự tối giản trước kia... Cuối cùng họ thấy khá ưng ý với setup của mình, nghĩ rằng mình chắc sẽ chả config thêm cái gì trong máy nữa đâu...


Cảm ơn Kazoku vì đã cung cấp một số ảnh rice cho bài viết này!