Nhãn của sổ thường bị ngó lơ khi rice nhưng thực ra nó rất hữu ích:
- Nó hiển thị thông tin về phần mềm đang chạy một cách thống nhất.
- Nó hiển thị nhãn của nhiều cửa sổ giúp ta phân biệt các ứng dụng đang mở giống nhau (như khi bạn mở một loạt tệp tin trông na ná nhau).
- Nó khiến dùng chuột tương tác với cửa sổ (kéo thả, tắt, ẩn ...) dễ hơn.
Nhưng cách tốt nhất để hiển thị nhãn của sổ là gì, chúng ta hãy xem qua một số phương pháp.
Làm rõ một số định nghĩa
- Busy workspace: Workspace có split layout container là phần tử con đầu tiên của nó.
- Tabs workspace: Workspace có tabs layout container là phần tử con đầu tiên của nó. vì mình bật
smart_gaps on
nên tabs workspace sẽ không có gaps. - Bar: (Thường được gọi là taskbar) sẽ được gọi là thanh thông tin trong bài viết này.
Truyền thống
Đây là phương pháp đang được sử dụng trong Windows và hầu hết DE trên Linux, nhãn cửa sổ hiển thị được gắn vào chính cửa sổ đó và cũng hiển thị danh sách các cửa sổ đó trên thanh thông tin.
Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|
Lợi ích
- Đây là thiết kế cũ mà hầu hết mọi người đã quen thuộc.
Hạn chế
- Thiết kế này đã lỗi thời:
- Hiển thị nhãn cửa sổ ở hai nơi khá là dư thừa.
- Và làm cho màn hình trở nên chật chội hơn.
Khắc phục
- Hãy dùng phương pháp khác...
Tách biệt
Chỉ hiển thị danh sách các cửa sổ trên thanh thông tin.
Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|
Lợi ích
- Phương pháp này là phương pháp ít tốn diện tích màn hình nhất.
- Và vẫn có thể hiển thị các thông tin: Nó tối hơn phương pháp Gắn liền trong tabs workspace vì nó còn hiển thị thêm các thông tin khác như workspaces và đồng hồ...
Hạn chế
- Vấn đề là cách thông tin được hiển thị, một danh sách các cửa sổ có thể cho bạn biết có bao nhiêu cửa sổ và tên của chúng nhưng không hiển thị vị trí của chúng, vì vậy bạn sẽ không biết nhãn nào tương ứng với cửa sổ nào... Điều này phần nào làm mất đi mục đích của nhãn.
- Bạn thậm chí không thể biết container có tabs hay không.
- Dùng chuột để tương tác với cửa sổ (kéo và di chuyển cửa sổ xung quanh) sẽ khó chịu hơn.
- Những nhãn cửa sổ đó có thể chiếm nhiều không gian trong thanh thông tin, không gian có thể được sử dụng để hiển thị
CPU
,MEM
,DISK
,TEMP
,PLAYING
...
Khắc phục
- "Bạn thậm chí không thể biết container có tabs hay không": Bạn có thể để container hiển thị nhãn nếu nó có tabs nhưng hiển thị nhãn ở hai vị trí khá là thừa thãi...
Gắn liền
Gắn liền nhãn với cửa sổ.
Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|
Lợi ích
- Mọi thứ đều đơn giản và rõ ràng, bạn biết chính xác nhãn nào tương ứng với cửa sổ nào.
- Nó khiến dùng chuột tương tác với cửa sổ (kéo thả, tắt, ẩn ...) dễ hơn.
- Nếu bạn có thanh thông tin, phương pháp này để lại nhiều không gian cho thanh thông tin hơn so với phương pháp Tách biệt.
Hạn chế
- Phương pháp này tốn diện tích hơn phương pháp Tách biệt trong một số trường hợp vd: Trong busy workspace, ta có thể thấy thanh nhãn của hầu hết các cửa sổ nằm phía trên màn hình nhưng như nhãn của
win4
(trong ảnh) chiếm thêm diện tích ở giữa màn hình không như phương pháp Tách biệt. - Nếu bạn có thanh thông tin, phương pháp này chiếm nhiều diện tích như phương pháp Truyền thống nhưng đống diện tích đấy co thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Khắc phục
- Về vấn đề diện tích màn hình:
- Bạn có thể ẩn thanh thông tin và chỉ hiển thị khi giữ phím Super như thế này.
- Hoặc chỉ hiển thị nó khi chuyển workspace.
- Hoặc dùng hot corner...
- Tự động ẩn thanh thông tin có thể mang lại một không gian làm việc rõ ràng và tập trung nhưng điều này cũng có thể gây bất tiện. Tất cả những vấn đề này có thể được giải quyết thông qua phương pháp cuối cùng.
Linh hoạt
Gắn liền nhãn với cửa sổ. Nhưng với twist:
- Trong tabs workspace, tab hiển thị thêm thông tin ở bên trái và bên phải của thanh tab trông giống như trong phương pháp Tách biệt.
- Trong busy workspace, thông tin bổ sung sẽ tiếp tục được hiển thị trên cùng một vị trí trên thanh thông tin.
- Thanh thông tin có thể tự động trở nên trong suốt giống như trong Elementary OS.
- Nếu gaps lớn bằng hoặc hơn thanh thông tin, thanh thông tin có thể được ẩn vào vào trong gaps đấy luôn.
Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|
Lợi ích
- Nó giải quyết được vấn đề về thanh thông tin, workspaces và đồng hồ sẽ luôn luôn được hiển thị và vẫn để tabs workspace gọn như phương pháp Tách biệt.
- Ở busy workspace, "Nếu gaps lớn bằng hoặc hơn thanh thông tin, thanh thông tin có thể được ẩn vào vào trong gaps đấy luôn" sẽ đồng thời khiến busy workspace gọn như phương pháp Phương pháp gắn liền.
Hạn chế
Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|
- Thanh nhãn và thanh thông tin phải nằm ở cùng hướng với cửa sổ, nếu không (vd: thanh nhãn gắn ở trên cửa sổ mà thanh thông tin lại nằm ở phía dưới màn hình) thì nhãn cửa sổ sẽ nhảy vị trí khi chuyển busy workspace thành tabs workspace và ngược lại, phá hỏng sự thống nhất.
- Nếu gaps nhỏ hơn thanh thông tin, thanh thông tin sẽ chiếm không gian ở busy workspace, và ngoài workspaces với đồng hồ ra, nó sẽ chẳng hiển thị gì cả... khiến không gian ở thanh thông tin đó bị lãng phí.
Khắc phục
- hiển thị thêm thông tin vào chỗ trống trên thanh thông tin (
CPU
,MEM
,DISK
,TEMP
,PLAYING
...), rồi thu gọn nó thành icon mũi tên khi chuyển sang tabs workspace.
Kết luận
Phương pháp | Busy workspace | Tabs workspace |
---|---|---|
Truyền thống | Chật chội | Chật chội |
Tách biệt | Khó dùng | Tốt |
Gắn liền | Tốt | Ỏn |
Linh hoạt | Tốt (nhất là khi có gaps) | Tốt |